Cây xoan là gì? Đặc điểm và công dụng của nó đối với đời sống con người

06/12/2021

Cây xoan 1 trong những loài cây trồng nhiều ở các miền quê miền Bắc và được biết đến là loại cây có tính độc hại cực cao đối với con người nếu ăn phải bất kỳ bộ phận nào của nó như lá, quả, hoa... Tuy nhiên, ít ai lại biết đến loài cây này còn có những công dụng cực hữu ích cho đời sống của con người. Xem ngay bài viết dưới đây để biết thêm nhiều tác dụng của cây xoan nhé! 

Cây xoan là gì? Đặc điểm và công dụng của nó đối với đời sống con người

1. Khái quát về cây xoan 

Cây xoan là một loại cây thân gỗ lá rụng sớm, thuộc trong nhóm họ Xoan. Nó có nguồn gốc từ Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc và Autralia. Ở mỗi khu vực thì cây xoan có tên gọi khác như là sầu đông, sầu đâu, khổ luyện.

cay-xoan

Cây xoan được mọc rất nhiều ở đồng quê Việt Nam ta

Tên tiếng anh là Chinaberry (hay là xoan tàu được trồng chủ yếu ở Trung Quốc), Bead tree, Persian lilac, White cedar…

Ở Việt Nam hiện có rất nhiều tỉnh thành trồng cây xoan rừng như: Tây Nguyên, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Thuận. Mục đích chính là mang lại giá trị kinh tế và phủ xanh đất trống đồi trọc giảm lũ quét và xói mòn đất. 

2. Đặc điểm của cây xoan

Cây trưởng thành cao từ 7 – 12m, đường kính 60cm. Nhưng cây xoan ở Bắc Autralia thì có chiều cao lên tới 40m. Vỏ cây xù xì, màu nâu (có một số cây thì vỏ lại có màu trắng), các vết nứt dọc chạy từ gốc đến ngọn cây. 

Cành xoan mềm, giòn dễ gãy. Mỗi cành được chia thành nhiều nhánh nhỏ, tán cây to, rộng ngả xuống. 

Lá xoan mọc so le, cuống dài 15cm. Mặt trên lá có màu lục sẫm, mặt dưới xanh nhạt. Mép lá có khía răng cưa và hai mặt nhẵn. Khi vào mùa đông thì lá sẽ bị úa vàng và rụng dần. 

Hoa xoan có 5 cánh màu trắng mọc thành chùm, nhụy được tập hợp thành ống hình trụ màu tím khiến cho chúng trở nên hài hòa toát lên vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế, trong trắng. Cây xoan ra hoa vào khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch và có mùi thơm dịu nhẹ.

hoa-xoan

Hoa xoan với cánh xung quanh màu trắng tim bên trong nhụy là tím

Quả xoan thuộc dạng quả hạch có hình dạng hình cầu (giống như quả trứng) kích thước khoản 1 x 1,5cm, có vỏ màu xanh khi non và chín thì chuyển sang màu vàng. 

cay-xoan-1

Quả xoan khi chín sẽ màu vàng

Rễ xoan có màu nâu tro hay nâu tím thường ở dạng phiến cuộn.

3. Công dụng của cây xoan

3.1. Dùng lấy gỗ làm nội thất

  • Xoan là cây có chất gỗ khá tốt. Gỗ có đường vân đẹp, độ cứng tốt nên được ứng dụng rất nhiều trong đồ nội thất như: làm tủ bếp , giường ngủ, tủ áo, vách ngăn, đồ gia dụng khác của gia đình…
  • Để tránh tình trạng cong vênh, co ngót hay nứt nẻ của gỗ trong quá trình sử dụng thì trước khi đi vào thi công sản xuất gỗ cây xoan phải được ngâm bùn ao (nếu ở vùng quê) hay trải qua quá trình tẩm sấy kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn Châu Âu (công nghệ mới hiện nay). Nhằm giúp cho các món đồ nội thất dùng từ gỗ xoan có độ bền đẹp theo thời gian.

cay-xoan-3

Phân thân cây gỗ xoan được dùng để làm đồ nội thất trong gia đình

Hpro có làm rất nhiều các hạng mục nội thất từ gỗ xoan như: tủ quần áo, bàn ghế, giường hay tủ bếp gỗ xoan đào. Nếu bạn cần thêm các thông tin có thể liên hệ với chúng tôi theo số 090.2222.945 để được nhân viên hỗ trợ nhanh và nhiệt tình nhất.

3.2. Làm thuốc trừ sâu

Lá xoan có mùi hắc, độc tính cao nên được sử dụng như 1 loại thuốc trừ sâu tự nhiên hoặc làm phân xanh bảo quản lương thực.

cay-xoan-2

Lá xoan vừa có công dụng làm thuốc trừ sâu vừa có thể kết hợp để tạo ra bài thuốc chữa đau lưng

3.3. Chữa bệnh

Không chỉ dùng lấy gỗ, tạo bóng mát cây xoan cón được dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên, bài thuốc này chỉ dùng bôi ngoài da hoặc rửa. Lưu ý không được dùng cho người phụ nữ mang thai và người có tỳ vị hư yếu. Dưới đây là một số bệnh có thể sử dụng bài thuốc từ cây xoan: 

+ Ngứa âm hộ: Với căn bệnh này bạn sẽ sử dụng 30g vỏ cây xoan kết hợp 20g hạt tiêu, 25 lá khuynh diệp tươi, 30g lá đào tươi, 30g hoàng bá và 50g vỏ rễ lựu tươi. Cho tất cả vào ấm và đun sôi, lọc bã rồi cho băng phiến vào. Cuối cùng ta lấy dung dịch này đem đi xông hoặc rửa âm hộ. 

+ Ghẻ ngứa, viêm da: Với căn bệnh này ta có 2 cách. Cách 1 lấy vỏ cây xoan, cây bông cò cùng gừng và nghệ vàng giã nát và lọc lấy nước. Tiếp đến trộn hỗn hợp đó với chánh tam tiền và thách cao sống và đổ rượu trắng vào, sắc cho keo lại rồi bôi vào những nốt ghẻ, ngứa. 1 ngày nên sử dụng đều 2 lần cho hiệu quả tốt nhất. 

Hoặc cách 2 bạn có thể lấy 1 nắm lá cây xoan kết hợp lá cây sả sã, lá cây ngủ ngày và lá cây bông cò. Rửa sạch chúng và cho vào nước đun nấu 30 phút. Rồi xong đó dùng nước đó để tắm. 

+ Đau lưng: Lựa chọn những chiếc lá xoan đâu bánh tẻ mọc từ gốc xoan đã bị chặt đem đi xao vàng hoặc hơ lửa rồi xoa bóp lên chỗ lưng bị đau. 

4. Cây xoan có dễ trồng không? Cách trồng và chăm sóc?

4.1. Cây xoan có dễ trồng không? 

 “Cây xoan có dễ trồng không?” – Với thời gian bỏ ra đọc, tìm hiểu các nguồn tài liệu về kỹ thuật trồng cũng như đặc tính sinh thái của cây xoan thì Nội Thất Hpro chúng tôi xin trả lời: cây xoan rất DỄ TRỒNG, Vì:

  • Cây có khả năng thích nghi phát triển tốt với khí hậu nhiệt đới nước ta. Và có thể trông xen kẽ vào các loại cây rừng khác như bạch đằng... Cây rụng lá vào mùa đông nhưng đến đầu xuân, mưa phùn là chồi non ra mầm và đến tháng 3 thì cánh hoa nở rộ màu sắc trắng tim trên cây. 
  • Là cây ưa sáng hoàn toàn nên tái sinh rất mạnh trên đất bỏ hoang sau nương rẫy. Ta thường bắt gặp rất nhiều cây xoan mọc tự nhiên ở các vùng biên giới Việt Lào. Nhưng khi được trồng ở độ cao 1000m so với mực nước biển cây vẫn mọc sống được nhưng sinh trưởng kém hơn so với cây ở trên cao. 
  • Cây xoan tái sinh chồi gốc, chồi rễ đều rất khỏe. Do vậy, rất nhiều gia đình đã tự ươm giống cây cho mình bằng việc sử dụng lại hạt của những cây có tốc độ tăng trưởng cao, khỏe, không bị sâu bệnh. 
  • Cây mọc nhanh, 5 tuổi có thể cao 8 – 10m, đường kính 15 – 20 cm, 10 tuổi đường kính có thể đạt 30cm.
  • Ưa đất sâu, tơi xốp, thoát nước, ít chua. Thích hợp với các loại đất đá vôi, đá kiềm, đất phù sa ven sông ven suối. 

4.2. Cách trồng và chăm sóc cây xoan

4.2.1. Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống

– Để tạo ra được 1 giống cây xoan con sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh thì bạn nên thu hái hạt giống trên những cây mẹ từ 10 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọn phải có hình dáng đẹp, thân thẳng, chiều cao dưới cành từ 6m trở lên, tán lá đều, không sâu bệnh, sinh trưởng tốt -> Ta sẽ thu hái lấy quả xoan to, chất lượng của cây đó.

– Trong quá trình thu hái, ta sẽ phân loại những quả chín và chưa chín để riêng. Với những quả chưa chín thì đem đi ủ chúng từ 2 – 3 ngày cho chín đều. Lưu ý, là đóng ủ không được cao quá 50m và phải có thông gió, mỗi ngày đảo lại 1 lần.

qua-xoan

Hình ảnh quả xoan khi được phơi khô và tách 

– Khi quả đã chín đều hết thì ta sẽ đem ngâm chúng vào nước lã, chà hết lớp vỏ hạt, đãi lấy hạt sạch, rửa lại trong nước sạch, rải đều phơi dưới nắng cho đến khi khô thì mang vào bảo quản. (nên phơi quả xoan trên vải, nong, nia, …)

4.2.2. Xử lý hạt giống

– Cách 1: Cho hạt vào ngâm trong thuốc tím (KMnO4) với nồng độ 0,05% trong 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch và ngâm vào nước ấm 45 độ C trong 8 giờ. Rồi cho hạt vào hố, phủ rơm rạ cỏ rác khô, đốt trong 2-3 phút cho nóng hạt rồi đem gieo.

– Cách 2: Ngâm hạt vào nước ấm 50 – 60 độ C (2 sôi 3 lạnh) trong 6 đến 12 giờ. Sau đó vớt ra trộn với cát ẩm ủ trong 2 – 3 ngày rồi đem gieo.

4.2.3. Gieo hạt

– Gieo hạt vào bầu đất đã chuẩn bị sẵn, mỗi 1 bầu là 1 hạt, rồi lấp 1 lớp đất mịn vừa kín hạt. Mỗi hạt sau này có thể mọc lên 3 – 4 cây do vậy phải tỉa bớt, mỗi bầu chỉ để lại 1 cây tốt nhất. Cũng sẽ có những bầu hạt không mọc thì bạn có thể bấm tỉa bầu có nhiều cây tốt sang cấy (chủ ý chỉ bấm cấy những cây nhỏ, cao dưới 15cm).

– Hoặc gieo hạt trên luống với độ rộng 1m – cao 20cm.  Mỗi hố chọc gieo hạt sâu khoảng 4- 5cm, cự ly 30x30cm. Gieo hạt vào hố và lấp đất kín hạt, sau đó tưới đẫm nước (định kỳ 2 – 3 ngày tưới 1 lần).

cay-xoan-4

Ảnh minh họa bầu giống cây xoan sau 1 thời gian được ươm

4.2.4. Chăm sóc cây

– Trong 3 tháng đầu luôn đảm bảo cây đủ ấm, 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần và tưới nước phân chuồng hoai hoặc phân NPK pha loãng. Nếu cây bị vàng còi hoặc bạc lá thì dùng sulphat đạm và supe lân để tưới cho cây (2 ngày 1 lần), sau khi tưới nước phân phải tưới rửa sạch bằng nước lã.

– Để phòng trừ bệnh thổi cổ rễ cho cây con ta dùng dung dịch Booc do 1% hoặc thuốc Benlate (1g/1lit) phun đều trên mặt luống. Nếu bệnh xuất hiện pha nồng độ 6g/10 lít nước phun cho 100 m2, tuần 2 lần, phun liên tục trong 2 – 3 tuần.

– Chống úng khi mưa to. Phát hiện có rệp sáp bám quanh thân phải tuốt bỏ, quét nước vôi đặc lên thân để phòng trừ.

– Trong thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 3 – 4 tháng, cây có chiều cao 35 – 40 cm, đường kính cổ rễ 3,5 – 4,0 mm thì đem xuất vườn.

Trên đây là những chia sẻ về cây xoan và đặc điểm, công dụng của nó. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại cây này và sử dụng nó đúng với mục đích. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. 

5 POINT
(100%)/ 5 START
1VOTE
ZaloMess