20/10/2022
Mục lục [Ẩn]
Hiện nay, Khu vực nhà bếp không chỉ đơn thuần là nơi nấu nướng của gia đình mà nó còn là biểu tượng phong thuỷ riêng, mang lại may mắn cho gia chủ. Vậy nên việc đặt phong thuỷ bếp và chậu rửa ở vị trí nào đã trở thành vấn đề được mọi gia chủ đặc biệt quan tâm tới. Vì nếu biết cách bố trí hợp lý sẽ mang lại không gian thoáng đãng gọn gàng, sự cân bằng hài hòa, thống nhất sẽ tạo cảm giác thoải mái cho gia chủ khi nấu nướng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về phong thuỷ bếp và chậu rửa nhé!
Cách bố trí bếp và chậu rửa cần đặc biệt chú ý, bố trí sao cho hợp lý nhằm tránh xảy ra những lỗi đáng tiếc. Hướng bếp và chậu rửa cần đặt hợp phong thủy sẽ giúp thu hút tài lộc, vận khí tốt cho cả gia đình.
Đặt hướng bếp hợp phong thủy tuổi gia chủ
Trước tiên, lưu ý đến vị trí và hướng bếp nấu. Hướng bếp là hướng người nấu quay lưng vào khi nấu đồ ăn, nên đặt hướng theo mệnh của gia chủ để không phạm phong thuỷ. Bạn có thể xác định hướng phù hợp dựa vào các bản mệnh như sau: Đông Tứ Mệnh: 4 hướng tốt nhất là Bắc, Nam, Đông và Đông Nam; còn 4 hướng xấu là Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam và Tây. Tây Tứ Mệnh: 4 hướng tốt nhất là Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam và hướng Tây; Bắc, Nam, Đông và Đông Nam là 4 hướng xấu.
Bếp nấu ứng với hành “Hỏa”. Để lắp đặt bếp hợp phong thủy, gia chủ nên bố trí theo quy tắc “tọa hung hướng cát”, nghĩa là hướng bếp theo hướng tốt nhưng vị trí đặt bếp lại theo hướng xấu. Việc làm này có ý nghĩa đẩy lùi những điều không tốt, và mang lại những điều tốt cho gia chủ.
Tiếp theo, bồn rửa là vật dụng thuộc hành “Thủy”, nên thiết kế bồn rửa chén phong thủy thường nằm ở những hướng như: hương Bắc, hướng Đông hoặc hướng Đông Nam. Những hướng thiết kế bồn rửa chén này không chỉ phù hợp với căn bếp ngôi nhà, mà còn giúp vận khí trong bếp phát triển mạnh, đảm bảo sự hài hòa âm dương, giúp gia đình gia chủ tránh khỏi những xung khắc không đáng có thể ảnh hưởng xấu đến gia đạo.
Xem xét kỹ lưỡng và phối hợp giữa vị trí của cả hai sao cho đạt được sự hài hòa
Lưu ý trước khi lắp đặt bếp và chậu rửa chén cũng như các phụ tiện tủ bếp, cần phải xem xét kỹ lưỡng và phối hợp giữa vị trí của cả hai sao cho đạt được sự hài hòa nhất giữa hai yếu tố Thủy và Hỏa.
Không gian bếp sẽ được chia thành 3 khu vực chính, gọi là tam giác công năng. Bao gồm:
Tam giác công năng càng được bố trí bếp và chậu rửa hợp lý và chặt chẽ thì càng mang lại sự thuận tiện cho quy trình nấu nướng của gia chủ. Trong đó, nên đặt các khu vực cách nhau một khoảng cách nhất định, để đảm bảo thao tác dễ dàng và di chuyển không tốn quá nhiều thời gian. Cần chú ý đến hướng đặt các vật dụng tránh việc va chạm trong quá trình di chuyển.
Bố trí bếp và chậu rửa theo quy luật tam giác công năng
Cân nhắc đến các quy trình xử lý thực phẩm trong bếp như sau:
Bước 1: Lấy đồ từ tủ lạnh.
Bước 2: Mang sang rửa.
Bước 3: Mang sang bàn sơ chế, làm sạch, loại bỏ bụi, khử mùi.
Bước 4: Mang sang bếp để nấu, chế biến món ăn.
Để thao tác trở nên liền mạch nên đặt các khu vực ứng với thứ tự trên. Khoảng cách tối thiểu giữa chậu rửa với bếp nấu nên là 60cm , khu vực ở giữa bếp và chậu rửa nên chọn làm nơi sơ chế thực phẩm. Cách bố trí này cũng hạn chế được việc tiếp xúc của nước ở khu vực rửa bắn vào bếp nấu, đảm bảo an toàn cho người nội trợ.
Khoảng cách tối thiểu giữ bếp nấu và chậu rửa là 60cm
*Ví dụ cụ thể cách bố trí bếp và bồn rửa:
Tùy theo thiết kế góc bếp, hầu hết bếp và chậu rửa trong các khu vực bếp Việt được đặt thẳng hàng (chữ I)/vuông góc (chữ L) với nhau. Hướng đặt các thiết bị sẽ tùy thuộc vào vị trí đặt của bếp và chậu rửa để mọi thứ trở nên hài hòa hơn.
Với người Đông Tứ Mệnh: Bếp và bồn rửa thường đặt thẳng hàng: đặt ở phía Tây và hướng về phía Đông là tốt nhất. Bếp và bồn rửa đặt vuông góc: có thể đặt bếp tọa hướng Tây và hướng về hướng Đông, bồn rửa đặt hướng về hướng Bắc.
Với người Tây Tứ Mệnh: Bếp và bồn rửa thường được đặt thẳng hàng: Nên đặt bếp và bồn rửa tọa hướng Đông và hướng về hướng Tây là tốt nhất.
Bếp và bồn rửa đặt vuông góc: Có thể đặt bếp tọa hướng Đông và hướng về phía Tây, bồn rửa có thể hướng về hướng Bắc hoặc hướng Nam.
Hai thiết bị quan trọng trong khu vực nhà bếp là bếp nấu và bồn rửa chén. Xét theo Ngũ hành, nước là “Thủy”, bếp là “Hỏa” nên hai yếu tố “Thủy - Hỏa” xung khắc với nhau. Vì vậy, cách đặt bếp và chậu rửa hợp phong thuỷ là không để cạnh, thậm chí không nên để gần tránh nảy sinh xung khắc, mâu thuẫn trong gia đình.
Đặt bếp và chậu rửa ở vị trí đối diện nhau
Dựa vào quan niệm cách đặt bồn rửa chén, cách sắp xếp bếp và bồn rửa chén hợp lý như sau:
Cách bố trí bếp và chậu rửa trên tủ bếp song song
Qua bài viết trên chúng tôi đã cho mọi người biết cách phong thuỷ của bếp và chậu rửa cần nên đặt ở vị trí thật thích hợp nào; tuỳ theo mệnh của gia chủ và phong thuỷ của từng góc nhà, thiết kế chậu rửa chén, nhà bếp phù hợp nhất. Mong rằng những thông tin này hữu dụng, giúp ích cho mọi người trong việc bố trí bếp và chậu rửa, thiết kế lại khu vực của ngôi nhà khiến không gian mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu nhất.
>>>Xem thêm: Cách xác định hướng bếp? Cùng nội thất Hpro chọn hướng bếp hợp phong thuỷ