Gỗ công nghiệp là gì? Ưu nhược điểm, phân loại và ứng dụng của gỗ trong nội thất

31/03/2023

Trong khoảng 20 năm đổ lại đây thì gỗ công nghiệp là vật liệu rất được các gia đình ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong trang trí thiết kế nội thất. Tuy nhiên, song song với đó vẫn có một số người vẫn biết gỗ công nghiệp là gì? Ưu nhược điểm, phân loại ra sao?" - Tất cả sẽ được Hpro chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây: 

Gỗ công nghiệp là gì? Ưu nhược điểm, phân loại và ứng dụng của gỗ trong nội thất

1. Gỗ công nghiệp là gì? Cấu tạo của gỗ công nghiệp 

"Gỗ công nghiệp" - tên tiếng Anh là Wood - Based Pannel là thuật ngữ dùng để phân biệt với "gỗ tự nhiên" - loại gỗ được lấy từ thân cây gỗ ở rừng. Còn gỗ công nghiệp thì sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra tấm gỗ. Đa số là làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên. 

go-cong-nghiep-la-gi

Hình ảnh tổng hợp các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Cấu tạo của gỗ công nghiệp gồm 2 phần: 

  • Cốt gỗ bên trong: Là gỗ được sản xuất từ một số loại gỗ ngắn ngày như: keo, cao su, bạch đàn,… gỗ được nghiền nát thành bột và được kết hợp với keo, các chất phụ gia sau đó được ép lại dưới áp suất cao tạo ra các tấm gỗ có kích thước tiêu chuẩn. Hiện trên thị trường có các loại cốt gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều là code ván dăm, cốt gỗ MDF, cốt gỗ HDF. 
  • Lớp bề mặt phủ bên ngoài: Bên ngoài thì được dán tấm nhựa Acrylic, Laminate, Melamine hay Veneer. 

2. Các loại cốt gỗ công nghiệp thông dụng trên thị trường hiện nay 

Hiện trên thị trường có các loại cốt gỗ công nghiệp được ưa chuộng là: 

Cốt gỗ ván dăm 

Gỗ ván dăm được tạo thành từ các cành cây, thân cây hay nhánh cây gỗ rừng tự nhiên (cây bạch đàn, keo, cao su...) nghiền nát thành dăm và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với độ dày khác nhau như 9mm, 12mm, 15mm, 18mm, 25mm. 

go-cong-nghiep-la-gi-3

Tấm cốt gỗ ván dăm

Tính chất của gỗ ván dăm: Không co ngót, ít mối mọt, chịu lực vừa phải. Bề mặt có độ phẳng mịn tương đối cao. Cốt ván dăm này có 2 loại là cốt thường và chống ẩm: Loại thường các cạnh rất dễ bị sứt mẻ, chịu ẩm tương đối kém. Còn loại chịu ẩm thì có lõi màu xanh. 

Kích thước tấm ván theo tiêu chuẩn: 1220mm x 2440mm. 

go-cong-nghiep-la-gi-2

Ảnh để phân biệt cốt gỗ ván dăm chống ẩm và không

Cốt gỗ MDF 

Cốt gỗ công nghiệp MDF (Medium Deensity Fiberboard) - là loại cốt được tạo thành từ các gỗ tự nhiên thường ngắn ngày nghiền nhỏ dưới dạng bột và được trộn với keo chuyên dụng và ép nén ở áp suất cao thành các tấm gỗ tiêu chuẩn. Cấu tạo của cốt MDF gồm: bột sợi gỗ + chất kết dính + parafin max + chất bảo vệ gỗ (chống mối mọt, mốc) + bột độn vô cơ. 

Cốt MDF có 2 loại là: MDF thường và MDF chống ẩm. Với MDF chống ẩm thì có màu xanh lá cây để phân biệt với code thường, trong cấu tạo gỗ thì thêm chất phụ gia chống thấm nước tốt. 

go-cong-nghiep-la-gi-4

Cốt gỗ MDF với 2 loại thường và chống ẩm

Tính chất: Gỗ không bị nứt, co ngót, ít mối mọt, tương đối mềm, chịu lực yếu, dễ gia công. Bề mặt có độ phẳng mịn cao dễ dán các chất liệu bề mặt hoặc phủ sơn tạo nên sản phẩm có độ bền và tính thẩm mỹ cao. 

Độ dày cốt MDF đa dạng: 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm. 

Cốt gỗ HDF

Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF (High Density Fiberboard) được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên + phụ gia và chất kết dính. Cốt này có màu vàng đậm, bề mặt mịn, nhẵn. 

Quy trình tạo nên gỗ HDF là: Nguyên liệu bột gỗ (lấy từ gỗ tự nhiên nguyên khối, luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao 1000 - 1200 độ C. Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh) sau khi được xử lý sẽ kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng chắc, chống mối mọt. Sau đó đem chúng đi ép nén dưới áp suất cao (850 - 870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2000mm x 2400mm, có độ dày từ 6mm - 24mm. 

go-cong-nghiep-la-gi-5

Ảnh minh họa cấu tạo cốt gỗ công nghiệp HDF

Cốt gỗ dán hay ván ép (Plywood)

Là loại gỗ được làm ra từ gỗ tự nhiên lạng mỏng ra thành từng tấm có độ dày 1mm rồi mang chúng đi ép 1 cách đan xen với nhau cùng chất kết dính. Ưu điểm của gỗ dán này là không bị nứt trong điều kiện thông thường, không bị mối mọt, co ngót trong thời tiết ẩm ướt. 

Điều kỳ lạ là chúng chỉ có 3 lớp, 5, 7 hay 11 lớp. Là vì: Khi khô hanh gỗ thường co lại và phần co theo vân ngang lớn hơn phần co theo vân dọc. Tấm gỗ càng mỏng, càng dễ bị vênh. Tấm gỗ dán chính là lợi dụng tính co lại không đều của các tấm mỏng, đem xếp dán các tấm mỏng co theo vân ngang với tấm mỏng co theo vân dọc để tránh nhược điểm trên. 

go-cong-nghiep-la-gi-6

Tấm gỗ ván ép Plywood

Sở dĩ tấm gỗ dán có số lớp lẻ là để làm cho các tấm gỗ dán có một lớp cốt lõi ở giữa, một mặt khiến các lớp mỏng ở hai phía bị lớp cốt lõi giữ chặt không thể tự do giãn nở, mặt khác cũng làm cho lớp cốt lõi bị các lớp phía ngoài hạn chế. Vì thế tấm gỗ dán bao giờ cũng được dán lớp vân ngang rồi đến lớp vân dọc khác để làm cho các lớp gỗ mỏng kiềm chế lẫn nhau không bị cong vênh hoặc nứt gãy.

3. Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp 

Để tạo ra một tấm gỗ công nghiệp hoàn chỉnh thì không thể thiếu lớp phủ bề mặt. Và dưới đây là các loại chất liệu phủ bề mặt thông dụng, phổ biến trên thị trường nội thất hiện nay: 

3.1. Bề mặt phủ Melamine 

Đây là bề mặt nhựa tổng hợp, Melamine có độ dày rất mỏng chỉ 0.4 - 1 zem (1 zem = 0,1mm), được phủ lên cốt gỗ ván mịn MDF hoặc ván dăm (Okal). Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melmaine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm. 

go-cong-nghiep-la-gi-7

Ván gỗ MDF phủ Melamine mờ bề mặt đem đến nét đẹp hiện đại

Ưu điểm của loại vật liệu này là: 

  • Lớp phủ melamine rất thân thiện với môi trường 
  • Melamine có màu sắc đa dạng và phong phú từ trơn đến giả vân gỗ. Đa số là màu vân gỗ. 
  • Melamine có khả năng chống thấm nước, chống ẩm, chống va đập mạnh, khó trầy xước. 
  • Chống mối. Bề mặt phẳng mịn dễ vệ sinh lau chùi. 

3.2. Vật liệu Laminate

Cũng là 1 loại nhựa tổng hợp giống melamine nhưng có độ dày nhiều hơn. Độ dày của laminate là 0.5mm – 1.0mm. Laminate được phủ lên các cốt gỗ ván dán (Okal), ván mịn MDF và gỗ uốn cong theo công nghệ postforming, tạo nên những đường cong mềm mại duyên dáng. 

go-cong-nghiep-la-gi-8

Gỗ công nghiệp Laminate với bề mặt phẳng mịn hiện đại, màu sang

Laminate có ưu điểm là: 

  • Laminate có khả năng chịu lực cao, chịu trầy xước, chịu lửa, nước và chống mối mọt tốt. 
  • Tấm gỗ có khả năng chống cháy tuyệt đối. 
  • Gỗ cũng có đa dạng màu sắc. Với bảng màu hơn 500 mẫu từ trơn đơn sắc đến vân gỗ hiện đại, sang trọng. 

3.3. Bề mặt Veneer

Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dày từ 0.3 - 0.6 mm. Rộng tùy theo loại gỗ trung bình khoảng 180mm, dài 240mm. Venneer được dán trên các loại cốt gỗ là: cốt MDF , cốt ván dăm, cốt HDF. 

go-cong-nghiep-la-gi-9

Hình ảnh tấm lát mỏng Veneer lấy từ gỗ tự nhiên để phủ lên bề mặt cốt MDF, HDF hay ván dăm

Ưu điểm của gỗ Veneer là: 

  • Dễ thi công, chi phí thấp so với gỗ tự nhiên và có thể tạo ra những đường cong theo ý của khách hàng. 
  • Veneer có đa dạng về vân gỗ, màu sắc giống y gỗ tự nhiên (gỗ óc chó, gỗ xoan đào, sồi mỹ, sồi nga, lát, gỗ hương...) mang đến 1 không gian nội thất sang trọng và ấm cúng. 

Nhưng vì là lớp gỗ mỏng nên bề mặt Veneer rất dễ bị trầy xước, bong tróc. Thời gian sử dụng không cao. 

3.4. Acrylic bóng gương 

Acrylic là loại nhựa PMMA (polymethyl - methacrylate) được tinh chế từ dầu mỏ. Acrylic có màu hoặc trong suốt và thường được gọi là Acrylic glass (Kính trong suốt) hoặc Mica. 

Hiện trên thị trường duy nhất có acrylic bóng gương của An Cường cung cấp là vật liệu đảm bảo cả chất lượng lẫn tính thẩm mỹ. Bởi đơn vị này sử dụng công nghệ dán chỉ NO LINE hiện đại của Đức để dán lớp Acrylic phủ trên cốt gỗ công nghiệp. Tạo ra tấm gỗ có bề mặt phẳng liền mạch như khối thống nhất hạn chế nước hay không khí ẩm bên ngoài xâm nhập vào cốt bên trong. 

go-cong-nghiep-la-gi-10

Gỗ công nghiệp Acrylic với bề mặt bóng gương mang đến 1 vẻ đẹp sang, gây ấn tượng ngay từ ánh nhìn đầu tiên

Ưu điểm của Acrylic bóng gương là: 

  • Lớp phủ Acrylic có màu sắc đa dạng với hơn 50 mã màu từ trơn đơn sắc đến vân gỗ. Giúp cho quý khách hàng dễ dàng lựa chọn theo sở thích của mình. 
  • Acrylic không bị bay màu theo thời gian. 
  • Sở hữu bề mặt có 1 lớp bóng sáng như gương giúp cho sản phẩm nội thất của gia đình trở nên hiện đại, sang trọng và mang đến cảm giác rộng, thoáng đãng cho không gian. 
  • Acrylic có khả năng chịu lực, nhiệt, chống ẩm, cháy tốt. 
  • Bề mặt phẳng mịn chống trầy xước (kém laminate 1 tí) và dễ vệ sinh lau chùi. 

>>> Xem ngay: Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiện đại, sang trọng của tủ bếp Acrylic bóng gương tại Hpro. 

4. Ưu & nhược điểm của gỗ công nghiệp 

 Ưu điểm gỗ công nghiệp 

  • Không cong vênh, co ngót, nứt nẻ: Gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không bị cong vênh, co ngót nên có thể làm mặt cánh phẳng mịn trơn và sơn các màu khác nhau.  
  • Độ cứng chắc cao nên có khả năng chịu lực, nhiệt, chống ẩm tốt 
  • Màu sắc: Lớp phủ bề mặt của gỗ công nghiệp được làm từ Laminate, melamine, Acrylic, Veneer... đều rất đa dạng về màu sắc. Từ đơn sắc đến vân gỗ tự nhiên giúp cho quý khách hàng có thể lựa chọn màu để làm nội thất theo sở thích của gia đình. 

go-cong-nghiep-la-gi-1

Gỗ công nghiệp với ưu điểm là đa đạng màu sắc, mẫu mã cho quý khách hàng lựa chọn

  • Gỗ rất an toàn, thân thiện với con người 
  • Thời gian thi công sản xuất nhanh: Gỗ công nghiệp có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sãn, theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán và không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp... giống như gỗ tự nhiên. 
  • Phong cách: Chỉ phù hợp với phong cách thiết kế hiện đại, trẻ trung. 
  • Dễ vệ sinh: Do tất cả các bề mặt của gỗ công nghiệp đều là 1 mặt bằng phẳng trơn nên giúp các gia đình lau chùi, vệ sinh dễ dàng, nhanh chóng. 
  • Giá thành: Gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua nhiều giai đoạn tẩm sấy, xử lý nên giá rẻ hơn rất nhiều. 

Nhược điểm gỗ công nghiệp 

 Bên cạnh những ưu điểm nổi bật nêu trên thì gỗ công nghiệp cũng có một số nhược điểm so với gỗ tự nhiên là: 

- Độ bền: Gỗ công nghiệp không bằng gỗ tự nhiên, chỉ khoảng hơn 10 năm (nếu được sản xuất tại cơ sở uy tín, chuyên nhiệp, đội ngũ tay nghề cao). Nhưng ngày nay khác với ông cha ta thời xưa đó là đồ nội thất có thể thay đổi hàng năm hoặc 1 vài năm theo model tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình. 

- Họa tiết, đường soi: Do đặc điểm cơ lý của gỗ công nghiệp và sự liên kết của gỗ do đó mà ta không thể sản xuất được chi tiết, hoa văn, đường nét chạm khắc trên bề mặt cánh giống như gỗ tự nhiên. 

- Tuổi thọ: Sản phẩm nội thất bằng gỗ công nghiệp có tuổi thọ ít hơn gỗ tự nhiên. 

5. Báo giá nội thất gỗ công nghiệp 

 Tùy vào từng chất liệu cốt gỗ MFC hay MDF kết hợp bề mặt cánh phủ Acrylic, Laminte, Melamine hay sơn sẽ có những mức giá khác nhau. Dưới đây là bảng giá theo kích thước tiêu chuẩn các hạng mục nội thất gỗ công nghiệp Hpro thi công cho bạn tham khảo: 

 bao-gia-noi-that-go-cong-nghiep

Bảng báo giá các hạng mục nội thất làm bằng gỗ công nghiệp với cốt là MDF lõi xanh tại Hpro

Lưu ý: Mức giá trên chỉ cập nhật ở thời điểm hiện tại và có thể thay đổi theo thời gian, nhu cầu thị trường và nguồn nhập. Do vậy cần tư vấn gì cứ liên hệ cho chúng tôi qua Hotline: 0902.222.945 (Mr. Hoàn) để nhận báo giá chi tiết hơn. 

6. Tham khảo một số sản phẩm nội thất được làm từ gỗ công nghiệp 

 Hiện gỗ công nghiệp rất được ưa chuộng sử dụng làm đồ nội thất trong gia đình như: tủ bếp, tủ quần áo, giường ngủ, bàn phấn, bàn làm việc/học tập, kệ tivi, bàn trà, tủ rượu, ... 

go-cong-nghiep-la-gi-16

Tủ bếp gỗ công nghiệp với mã màu trơn đơn sắc trắng kết hợp xanh mang đến sự mới lạ

go-cong-nghiep-la-gi-15

Mẫu tủ bếp gỗ công nghiệp màu trắng trơn kết hợp vân gỗ tự nhiên

go-cong-nghiep-la-gi-18

Kệ tivi làm bằng gỗ công nghiệp hiện đại

go-cong-nghiep-la-gi-19

Không gian phòng khách trở nên sang, hiện đại hơn nhờ vào những món đồ nội thất làm bằng gỗ công nghiệp An Cường

go-cong-nghiep-la-gi-13

Gỗ công nghiệp được ứng dụng làm an gian thờ với màu sắc vô cùng nhã nhặn

go-cong-nghiep-la-gi-11

Một mẫu giường ngủ tầng gỗ công nghiệp màu xanh cute dành cho các bé

go-cong-nghiep-la-gi-12

Một góc siêu đáng yêu trong phòng ngủ của bé được làm bằng gỗ công nghiệp

go-cong-nghiep-la-gi-14

Mẫu phòng ngủ cho bố mẹ được làm 100% bằng gỗ công nghiệp màu vân gỗ màu nhẹ nhàng, hiện đại

go-cong-nghiep-la-gi-17

Hệ tủ rượu kết hợp tủ trang trí đặt khu vực nhà ăn của gia đình

7. Đơn vị thiết kế thi công nội thất gỗ công nghiệp uy tín, chất lượng 

 Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị thiết kế thi công nội thất gỗ công nghiệp với mẫu mã đa dạng. Điều này khiến cho khách hàng khó có thể tìm được 1 địa chỉ uy tín, chất lượng để đặt hàng. Nếu bạn vẫn chưa biết làm nội thất ở đâu? Vậy còn chờ gì không chọn Hpro!!!

Nội thất Hpro - chuyên thiết kế, sản xuất và thi công nội thất trọn gói gỗ công nghiệp cho căn hộ chung cư, nhà phố, biệt thự... và có xưởng sản xuất KHÔNG qua trung gian nên giá sẽ thấp hơn 30% thị trường. Chúng tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, nhận hàng trăm công trình nội thất mỗi năm chắc chắn sẽ giúp bạn có được 1 không gian sống tối ưu nhất. 

Hpro cam kết: 

  • Sản phẩm đúng kỹ thuật, màu sơn chuẩn đẹp
  • Thiết kế và thi công bếp hợp phong thủy, mang lại sự an khang, thịnh vượng cho gia đình
  • Sử dụng nguyên vật liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng 
  • Giá thi công nội thất tốt, giúp bạn tiết kiệm 30% chi phí do Hpro có xưởng sản xuất trực tiếp
  • Bàn giao đúng tiến độ
  • Bảo hành 2 năm và bảo trì trọn đời 
  • Miễn phí tư vấn, khảo sát, thiết kế và thi công cho khách hàng. 

Trên đây là đầy đủ thông tin về gỗ công nghiệp. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại chất liệu này cũng như có thể lựa chọn được đồ nội thất phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình minh. 

5 POINT
(100%)/ 5 START
1VOTE
ZaloMess