Gỗ MFC là gì? Ưu & nhược điểm, phân loại và ứng dụng của gỗ trong thiết kế nội thất

05/04/2023

Gỗ công nghiệp MFC hiện có ứng dụng rộng rãi trong thiết kế thi công nội thất, nhất là đối với những căn nhà phong cách hiện đại, thông minh. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa hiểu gỗ MFC là gì? Có ưu điểm gì nổi bật? Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây Nội Thất Hpro chia sẻ đến bạn đầy đủ thông tin về loại gỗ MFC này, đừng bỏ qua nhé! 

Gỗ MFC là gì? Ưu & nhược điểm, phân loại và ứng dụng của gỗ trong thiết kế nội thất

1. Gỗ MFC là gì? Cấu tạo của MFC 

MFC là từ viết tắt của Melamine Faced Chipboard. Đây là một loại gỗ công nghiệp có cấu tạo gồm:

  • Cốt: Cốt của MFC là ván dăm, được tạo ra bằng cách nghiền nhỏ các cây gỗ ngắn và kết hợp với phụ gia. Sau đó, ván dăm này được ép lại thành các tấm gỗ có kích thước tiêu chuẩn như 1.2m x 2.4m và có độ dày thường là 18mm, 25mm, và các kích thước khác.
  • Bề mặt: Bề mặt của MFC được phủ một lớp melamine. Melamine là một chất có khả năng chống trầy xước, chịu nhiệt và chống thấm. Lớp melamine này không chỉ bảo vệ bề mặt gỗ mà còn tạo ra các mẫu hoa văn và màu sắc đa dạng, giúp tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm.

MFC có tính chất bền, chịu lực tốt và khả năng chống trầy xước, do đó nó được sử dụng phổ biến trong sản xuất nội thất, tủ bếp và các ứng dụng xây dựng khác.

go-mfc-1

Gỗ MFC

2. Ưu & nhược điểm của gỗ MFC 

 Ưu điểm:

  • Bề mặt bền, kháng trầy và chống cháy.
  • Giá thành rẻ hơn so với MDF và Veneer, khoảng 60%.
  • Màu sắc đồng nhất và đảm bảo, vì được sản xuất sẵn từ nhà máy.
  • Thời gian thi công nhanh, phù hợp cho các dự án cần hoàn thành gấp mà không cần sơn phủ hoàn thiện.
  • Lõi gỗ dăm bám ốc vít tốt, mang lại độ chắc bền hơn cả gỗ MDF.
  • Có sẵn nhiều lựa chọn về màu sắc Melamine.

go-mfc-2

Gỗ công nghiệp MFC với ưu điểm đa dạng màu sắc

Nhược điểm:

  • Cạnh hoàn thiện bằng chỉ PVC, không đạt độ liền lạc cao.
  • Đa số chỉ PVC có bề rộng chỉ 28mm, hạn chế độ dày của mặt bàn (trừ một số màu mới có chỉ dày đến 55mm).
  • Bề mặt không tự nhiên, trừ một số màu mới có vẻ ngoài giống veneer.

3. Phân loại gỗ công nghiệp MFC 

Phân loại theo đặc tính gỗ:

  • Gỗ MFC loại thường: Có khoảng 80 màu sắc đa dạng, từ màu trơn đến các vân và hiệu ứng giả chất liệu khác như MFC Oak (sồi), Ask (tần bì), Beech (dẻ gai), Mahogany (gỗ dái ngựa), Walnut (gỗ óc chó), Teak (giả tỵ), Cherry (xoan đào), Maple (gỗ thích), Nu vàng, Nu đỏ, Gỗ tần bì giả cổ, Trắc, Mun, vv.
  • Gỗ MFC chống ẩm: Với loại chống ẩm thì có cấu tạo code bên trong là MDF lõi xanh chống ẩm. Gỗ có khoảng 240 màu sắc. 
  • Gỗ MFC phối 2 màu: MFC cung cấp loại ván kết hợp 2 màu sắc với nhau mà không có đường nối rõ ràng. Màu sắc linh hoạt kết hợp với sự liền mạch giữa các mảng gỗ giúp nội thất trở nên thẩm mỹ và ấn tượng hơn.

go-mfc

Phân loại gỗ MFC

Phân loại theo kích thước gỗ:

- Gỗ MFC loại chuẩn: Có các kích thước và độ dày tiêu chuẩn phổ biến ở Việt Nam.

Độ dàyKích thước
Size nhỏ: 4′ x8′1220x2440x (9-50)mm
Size trung: 5′ x 8′ 1530x2440x (18/25/30)mm
Size lớn: 6′ x 8′ 1830x2440x (12/18/25/30)mm

 

- Gỗ MFC loại vượt khổ: Ngoài các kích thước chuẩn, MFC còn cung cấp các kích thước vượt khổ để đáp ứng các ý tưởng thiết kế với kích thước lớn hơn. Có độ dày 4′ x 9′ và kích thước: 1220x2745x (18/25)mm

4. Bảng so sánh gỗ MFC, MDF và HDF 

 "MFC và MDF cái nào tốt hơn?" - Đây là câu được rất nhiều người dùng quan tâm. Để biết rõ được loại gỗ nào tốt hơn thì hãy tham khảo ngay bảng so sánh dưới đây: 

STTTiêu chí so sánhMFCMDFHDF
1Tên gọiVán gỗ dămVán gỗ ép có tỉ trọng trung bình. Độ kháng ẩm caoVán gỗ ép có tỉ trọng cao. 
2Thành phầndăm gỗgỗ sợibột gỗ
3Tính đa dạngkhoảng 80 màu80 màu40 màu
4Độ dày

độ dày tiêu chuẩn 18mm, 25mm. 

Kích thước tiêu chuẩn: 1200x2400mm

độ dày tiêu chuẩn 9mm, 12mm, 15mmđộ dày tiêu chuẩn 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm
5Phân loạiLoại thường và chống ẩmdùng trong nhà, loại chịu nước, loại mặt trơn và loại mặt không trơnHDF thường, HDF chống ẩm, HDF chống cháy
6Chống ẩmkémtốttốt nhất
7Giá thànhrẻbình thườngđắt nhất
8Tính an toànkémban toànrất an toàn
9Ứng dụngsản xuất đồ nội thất trong nhà, văn phòng...sản xuất đồ nội thất nhà ở, công trình, tranh trí nội thất...Xây dựng, nội thất công trình, trang trí nội & ngoại thất. 

5. Ứng dụng của gỗ công nghiệp MFC trong thiết kế nội thất

 Gỗ công nghiệp MFC có ứng dụng rộng rãi, chiếm hơn 80% sản phẩm gỗ công nghiệp được sản xuất hàng năm nhờ vào những ưu điểm nổi bật và giá thành phải chăng. Cụ thể, gỗ MFC được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:

Thiết kế nội thất văn phòng và showroom: Gỗ MFC được sử dụng để làm kệ trưng bày sản phẩm, bàn làm việc, tủ lưu trữ hồ sơ và tài liệu, vách ngăn giữa các phòng ban, kệ trang trí và nhiều ứng dụng khác.

go-mfc-5

Gỗ MFC được ứng dụng để làm tủ kệ trang trí cho các cửa hàng

go-mfc-7

Hình ảnh thực tế bàn làm việc hình chữ L làm bằng gỗ công nghiệp MFC màu vân gỗ

Sản xuất đồ nội thất gia đình: Gỗ MFC được sử dụng trong sản xuất đồ nội thất gia đình từ căn hộ bình dân đến cao cấp. Nó được sử dụng để làm kệ sách, giá treo tường, kệ tivi, tủ quần áo, tủ âm tường, tủ bếp, tủ đựng bát đĩa, bàn đọc sách và nhiều sản phẩm khác.

go-mfc-3

Tủ bếp gỗ MFC

go-mfc-8

Nội thất phòng khách đơn giản, đẹp được làm từ gỗ MFC

go-mfc-6

Giường ngủ gỗ MFC có ngăn kéo để đồ tiện lợi

go-mfc-4

Tủ quần áo gỗ công nghiệp MFC cao kịch trần

Lưu ý: Đối với đồ nội thất nhà ở, văn phòng, cửa hàng, chỉ cần sử dụng cốt MFC tiêu chuẩn. Đối với các khu vực hay phải tiếp xúc với nước như toilet, tủ bếp, ban công vv… nên sử dụng MFC chống ẩm.

Tham khảo: Mẫu tủ bếp đẹp  thêm gợi ý để trang trí phòng bếp nhà mình trở nên hiện đại, tiện nghi hơn. 

6. Quy trình sản xuất tấm gỗ MFC

Bước 1: Lựa chọn gỗ chất lượng cao và đưa về nhà máy, sau đó sử dụng máy băm để tạo thành các dăm gỗ.

Bước 2: Tiến hành quá trình sấy khô ở nhiệt độ chuẩn để ngăn chặn sự tấn công của mối mọt.

Bước 3: Sàng lọc và phân loại các dăm gỗ thành các kích thước khác nhau.

Bước 4: Trộn dăm gỗ đã băm nhỏ với keo chuyên dụng và phụ gia công nghiệp.

Bước 5: Tạo hình cho các tấm gỗ dựa trên thông số về độ dày và mật độ gỗ.

Bước 6: Ép sơ bộ các tấm gỗ sau khi đã được tạo hình.

Bước 7: Cắt theo độ dài tiêu chuẩn.

Bước 8: Ép các tấm gỗ dưới nhiệt độ và áp suất cao để kết dính chặt chẽ.

Bước 9: Xén cạnh và loại bỏ các lỗi cạnh không mong muốn.

Bước 10: Mài nhẵn bề mặt của các tấm gỗ.

Bước 11: Áp dụng lớp melamine lên bề mặt của các tấm gỗ dăm thô.

Bước 12: Kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi hoàn thiện.

 Trên đây là những thông tin về khái niệm, ưu điểm và ứng dụng của gỗ MFC trong thị trường nội thất hiện nay. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại gỗ công nghiệp này và lựa chọn sản phẩm phù hợp cho ngôi nhà của bạn. Nếu bạn cần tư vấn về thiết kế và thi công nội thất, hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0902222945 hoặc để lại thông tin để được tư vấn thiết kế 3D miễn phí.

0 POINT
(0%)/ 5 START
0VOTE
ZaloMess